CÂY TÙNG LA HÁN
I. Nguồn gốc:
Tên cây: Cây tùng la hán
Tên gọi khác: Thông la hán
Tên khoa học: Podocarpus macrophyllus
Nguồn gốc xuất xứ : từ Trung quốc, Nhật bản
Phân bổ ở Việt Nam
II. Đặc điểm hình thái:
+ Thân: Cây có chiều cao trung bình từ 7-10m, tối đa là 20m, cành nhánh nhiều, tán lá rộng.
+ Lá: Lá của Tùng La Hán mọc so le, có dạng hình xoắn ốc, dày, cứng và có màu xanh đậm. Lá cây bền, ít rụng và xanh quanh năm.
+ Quả: Qủa có dạng hình trứng, khi chín có màu đỏ tía nhìn giống ông la hán khoác áo cà sa nên cây có tên gọi là Tùng La Hán. Hạt của cây được dùng để ươm trồng cây giống, trồng cây kiểng nội thất đẹp và sang trọng.
III. Công dụng:
+ Tùng La Hán đẹp là một trong các loại cây được sử dụng rất nhiều trong các công trình như công viên, đình chùa, khuôn viên các công trình văn hóa, sân vườn biệt thự, tiểu cảnh… Cây được trồng thành hàng hay trồng kết hợp với các loại cây trồng viền, cây cỏ nền tạo cảnh quan xanh thu hút.
+ Tùng La Hán được xem là loài cây mang lại sư may mắn, phồn vinh, thịnh vượng nên được rất nhiều người sử dụng, đặc biệt là những người sành điệu trong làng cây cảnh. Tùng La Hán xanh quanh năm, là loài thực vật mang lại màu xanh tươi mát; không khí trong lành cho môi trường.
IV. Kỹ thuật chăm sóc:
+ Đất: Cây phát triển tốt trên nền đất tơi xốp giàu mùn, thoát nước tốt.
+ Nước: Tùng la hán có khả năng chịu hạn cao; nhưng cần phải cung cấp đầy đủ nước để cây không bị héo lá. Tránh tưới quá nhiều nước sẽ gây cây bị ngập úng
+ Ánh sáng: Để cây có thể sinh trưởng tốt cần đặt cây ở những nơi có đầy đủ ánh sáng mặt trời
+ Phân bón: Bổ sung phân hữu cơ và NPK định kỳ 2 tháng 1 lần. Có thể bổ sung thêm phân bón lá vào thời kỳ cây ra lá non
+ Nhân giống: Tùng la hán được nhân giống bằng phương pháp gieo hạt; giâm cành hoặc cũng có thể chiết cành.