CÂY LƯỠI HỔ


I. Nguồn gốc:


Tên cây: Cây lưỡi hổ
Tên gọi khác: Lưỡi cọp, Lưỡi hùm 
Tên khoa học: Sansevieria Trifasciata
Nguồn gốc xuất xứ : Nigeria (Châu Phi)
Phân bổ ở Việt Nam


II. Đặc điểm hình thái:


+Cây mọc thẳng đứng thành bụi, có thể cao đến 1,6m
+ Lá lưỡi hổ cứng, nhọn ở đầu, thân lá mọng nước, bề mặt bóng, chủ yếu là màu xanh có pha một vài đốm trắng, 2 bên lá có viền màu vàng chạy dọc từ gốc tới ngọn.
+ Lưỡi hổ có hoa, hoa gồm 6 cánh mềm, thuôn dài, màu trắng nhạt

III. Công dụng:


+ Làm giảm dị ứng ở da: Các vấn đề dị ứng, gây nổi mẩn ngứa ở da do các chất bụi bẩn trong không khí sẽ được loại bỏ do yếu tố thanh lọc rất tốt của lá cây lưỡi hổ.
- Làm giảm hiệu ứng nhà kính (SBS): Các không gian công cộng, phòng làm việc đông người tại các công ty, các tòa nhà văn phòng cao tầng thiếu oxy, không khí không thực sự trong lành nên trồng cây lưỡi hổ để thanh lọc không khí, khử khuẩn, giảm các triệu chứng ho, sổ mũi, hắt hơi do không khí nhiễm khuẩn gây ra.

IV. Kỹ thuật chăm sóc: 


+Ánh sáng: lưỡi hổ khá nổi tiếng khi sống được với ánh sáng trực tiếp lẫn điều kiện ánh sáng yếu, vậy nên điều kiện sáng vừa đủ kèm một tí bóng râm thì trên cả tuyệt vời.
+Nước: cực kỳ cẩn thận khi tưới nước nhé, cố gắng để đất không quá ướt, tưới nhiều nước có thể làm hư hại bộ rễ. Cây có thể sống hàng tuần mà không cần nước nên chỉ cần tưới vừa đủ trên bề mặt đất thôi, thường 2-3 tuần hãy tưới một lần, chờ đất ráo nước rồi hãy tưới, không cần vội. Khi tưới cũng chỉ tưới phần đất xung quanh, không tưới thẳng nước vào lá hoặc toàn thân cây.
+Nhiệt độ: dù chịu nóng giỏi, nhưng cây sẽ sinh trường tốt nhất ở nhiệt độ 15-27 độ C, cũng cần chú ý nếu cây bị vàng lá (do lạnh) thì chuyển sang khu vực ấm hơn. Nói cách khác, lá chính là phong vũ biểu cho thấy tình trạng nước, quá nhiều nước cây sẽ rũ xuống, thiếu nước thì lá nhăn, trông héo úa.
+Phân bón: có thể sử dụng các loại phân thôn g thường để bón cho cây lưỡi hổ
 

Sản phẩm liên quan


Viết
Viễn châu
Tuyết sơn phi hồng
Tùng la hán
Trúc nhật
Trâm ổi