CÂY THẠCH THẢO


I.    Nguồn gốc: 


Tên cây: Cây Thạch Thảo
Tên gọi khác: Cây hoa cúc cảnh mối. 
Tên khoa học: Aster amellus
Họ thực vật: Asteraceae (họ cúc).
Nguồn gốc: từ nước Ý

 

II.Đặc điểm hình thái:


+ Cây thạch thảo cao trung bình 20 – 50 cm. Thân cây thạch thảo mọc thẳng và phân nhánh. Lá cây thạch thảo có hình trứng ngược màu xanh đậm mọc từ thân cây nên không có cuống lá. Lá cây  thạch thảo nhỏ dần từ thân ra và có dạng như mũi mác.
+ Thạch thảo – hoa cúc cánh mối có đường kính 2.5 – 7.5 cm. Hoa thạch thảo là hoa đơn được bao quanh bởi bao hoa (bẹ hoa, lá bắc). Hoa vòng ngoài hình lưỡi có màu lam tím, màu xanh, màu trắng, màu hồng. Hoa trong hình ống nhỏ có màu vàng.
+ Hoa thạch thảo là hoa lưỡng tính có cả nhị và nhụy. Cây ra hoa từ tháng 7 đến tháng 11. Quả cây hoa thạch thảo là quả bế chín vào tháng mười.
 

III.    Công dụng:


+ Thạch thảo trồng thành thảm hoa trong công viên, khu du lịch.
+ Ngoài ra, thạch thảo còn trồng thành một cánh đồng hoa lớn để chụp hình.

IV.Kỹ thuật chăm sóc:


+ Ánh sáng: Thạch thảo ưa nắng, ánh sáng đầy đủ, cây không thể sống trong bóng râm quá lâu. Nắng khoảng 5-6 cây sẽ sai hoa và khỏe mạnh. Nên trồng nơi thông thoáng.
+ Nhiệt độ: Cây hoa thạch thảo cũng ưa mát mẻ, chịu lạnh tốt hơn; quá nóng hoặc hiệu ứng nhà kính khiến cây kém phát triển. Mùa đông có thể để cây ở ngoài trời.
+ Độ ẩm: Thạch thảo ưa ẩm nhưng cũng chịu khô tốt.
+ Đất trồng: Thạch thảo không kén đất, có thể sống trong môi trường đất nghèo dinh dưỡng. Nếu trồng lưu ly trong chậu thì lựa chọn đất nhiều mùn, giàu dinh dưỡng, thông thoáng để cây phát triển tốt và sai hoa hơn.
+ Tưới nước: Thạch thảo có đặc tính đặc biệt: cây chịu hạn tốt nhưng vẫn sống được trong điều kiện ngập úng. Vì vậy việc chăm sóc, tưới bón cho cây rất dễ dàng.
+ Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây cũng không lớn, nên bón phân 2-3 tháng/lần.

Sản phẩm liên quan


Viết
Viễn châu
Tuyết sơn phi hồng
Tùng la hán
Trúc nhật
Trâm ổi