CÂY TRẮC BÁCH DIỆP


I. Nguồn gốc:


Tên cây: Cây trắc bách diệp
Tên gọi khác: cây Trắc bá, cây Bá tử nhân 
Tên khoa học: Platycladus orientalis 
Nguồn gốc xuất xứ : Tây Bắc thuộc nước Mỹ. 
Phân bổ ở Việt Nam


II. Đặc điểm hình thái:


+Thân: Cây có thể cao tới 8 m, thân cây phân nhiều nhánh trong những mặt phẳng đứng làm cho cây có hình dáng đặc biệt. Cây mọc có hình tháp rất tự nhiên và sẽ thay đổi dần khi cây trưởng thành, không phân tầng giống như cây bách tán. Vỏ thân cây có màu nâu gỉ và nhìn rõ các thớ.
 + Lá: lá mọc đối, dẹp và có hình giống như những vảy nhỏ chồng chéo nên nhau, lá mọc ôm lấy thân, thân lại phân cành nhiếu lớp. Lá có chứa tinh dầu rất thơm. 


+Hoa: Hoa có hình nón. Các nón của cây thuôn dài tới 2,5 cm, mọc thẳng đứng và có màu xanh ngọc gắn trên đó là một hoa màu xám, nón có nhiều cơm lúc đầu và trở thành gỗ khi đã già, mỗi cái nón có 6 – 8 vảy bắc bao phủ. Theo sau đó chính là những hạt giống không có cánh.
“ Hạt: Hạt có hình trứng, không có cạnh và có màu nâu sẫm.

III. Công dụng:


- Cây trắc bách diệp là loại cây kiển lá cho dáng và lá rất đẹp nên thường được trồng trong chậu để ở bàn hoặc dùng để trồng làm cây công trình tạo lối đi 2 bên đường, trồng làm hàng rào hoặc trồng để trang trí sân vườn.

- Cây còn có tác dụng trong việc trị bệnh do có vị đắng và tính hơi lạnh: Trị các bệnh ho ra máu, sốt, rong kinh hay thổ huyết, sốt lợi liểu, trị bệnh tiêu chảy cho trẻ em 


IV. Kỹ thuật chăm sóc: 


- Cây không đòi hỏi nhiều về cách chăm sóc nên khá được ưa chuộng trên thị trường hiện nay, có thể sử dụng cây làm cây cảnh bonsai khá độc đáo.
- Cây Trắc bách diệp là loại cây ưa ánh sáng nhưng cũng có thể sinh trưởng ở trong phòng không có ánh sáng trực tiếp, tốt nhất nên để cây tiếp xúc với ánh nắng mặt trời khoảng 15 phút/ngày.
- Vào mùa nắng cần tưới mỗi ngày một lần vào mỗi buổi sáng, tưới đều trên thân cây và lá. Vào mùa mưa thì hạn chế tưới nước tránh trường hợp cây bị ngập úng. Khi cây còn non nhu cầu cần nước cao, nhưng khi cây đã trưởng thành thì có thể  chịu hạn tốt.
 

Sản phẩm liên quan


Viết
Viễn châu
Tuyết sơn phi hồng
Tùng la hán
Trúc nhật
Trâm ổi